Phong thủy

Nơi bình yên...

Phong thủy trong Kiến trúc và Quy hoạch Xây dựng: Mê tín hay khoa học ?

Published by modeyeu under on 20:09

Phong thủy Đông PhươngPhong thủy lâu nay vẫn được coi là một lĩnh vực “nhạy cảm”, rộng lớn, liên quan đến nhiều vấn đề trong đời sống con người, vậy nên Viện Kiến Trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) và Viện Kiến trúc Nhiệt đới

(Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) được coi là khá mạnh bạo khi lần đầu tiên tổ chức hội thảo “Phong thủy trong kiến trúc và quy hoạch xây dựng” (tại Đại Lải – Vĩnh Phúc).

Và cũng chính vì sự nhạy cảm của chủ đề mà Ban tổ chức đã đưa ra đầu bài: Hội thảo tập trung đề cập đến phần “dương trạch” quan hệ đến kiến trúc (KT) và quy hoạch xây dựng (QHXD)…


Khái niệm đa chiều

Có rất nhiều ý kiến định dạng phong thủy (PT) được đề cập tại hội thảo. Theo Ths.KTS Phan Đăng Trình, PT là một hiện tượng văn hóa có từ thời cổ đại, là thuật số đón lành, tránh dữ, phong tục dân gian lưu truyền sâu rộng, là quan niệm về mối quan hệ giữa con người với môi trường. PGS Lê Kiều thì “định nghĩa”: PT là địa thế, địa hình, là đất và nước quanh ta. PT là môi trường sống mà con người tồn tại trong đó. PT còn có nghĩa rộng là những hoạt động nghiên cứu về thiên văn, sao trời, vũ trụ trái đất, khí tượng, địa thế làm nhà, đặt mồ mả nên PT vừa gần gũi vừa xa lạ với con người…
Còn KTS Lý Thái Sơn thì đưa ra nhận định: PT là nơi đan xen nhiều chiều (không chỉ về không gian địa lý, lịch sử, chủng tộc, dân tộc), phức tạp giữa các yếu tố khoa học tự nhiên và kỹ thuật (kiến trúc, xây dựng, quy hoạch đô thị - nông thôn, môi trường sinh thái, nghệ thuật tạo hình và tổ chức không gian) và khoa học xã hội nhân văn (tâm lý cư trú cá nhân, cộng đồng tín ngưỡng dân tộc, cách tư duy, kiểu sống) giữa vật thể và phi vật thể…

Câu hỏi đặt ra là, vì sao lâu nay PT vẫn được coi là lĩnh vực nhạy cảm, không được nhìn nhận công khai? PGS.TS Doãn Minh Khôi cho biết: PT phân biệt thành hai loại dương trạch và âm trạch. Dương trạch nghiên cứu về thế giới “dương”, nơi con người sống và làm việc, đó là nhà ở, công sở, đô thị. Trong khi đó, âm trạch nghiên cứu về thế giới “âm”, nơi con người an nghỉ vĩnh viễn, đó là các công trình lăng mộ…

Một lý do khác khiến PT càng trở nên “nhạy cảm” là vì “việc lãnh hội thi hành PT khó, nên lâu nay hình như ta chỉ nhìn nhận PT qua khía cạnh “pháp thuật” (ý kiến của ông Nguyễn Cảnh Mùi). Hay “Lý luận cơ bản của PT (kinh dịch, âm dương ngũ hành) thì rất trừu tượng, thuật ngữ sử dụng khác xa so với ngôn từ dùng hàng ngày… tạo ra một vẻ bí hiểm.

Đọc và nghe về PT thấy một không khí sống chết đan xen, trời đất hòa hợp, rõ không ra rõ, mờ không ra mờ làm cho quần chúng có thể tin, có thể không tin nhưng cũng sợ (PGS Lê Kiều). Đơn giản hơn do “thiếu nghiên cứu, thiếu tư liệu, PT đã được xem như là một lĩnh vực huyền bí, siêu thực (GS.TS Nguyễn Bá Đang).

alt
Sức hấp dẫn của phong thủy

Chính vì không được nhìn nhận một cách công khai nên trong các công trình xây dựng công cộng hay tư nhân, nếu có tham khảo PT thì cũng chỉ là tự phát, tùy tiện, dựa cách ngẫu nhiên vào lòng tin của chủ công trình với một thầy phong thủy nào đó mà không qua bất cứ hội đồng kiểm nghiệm, đánh giá nào.
Ông Nguyễn Văn Vịnh nêu một thực tế là giờ đây vào bất cứ nhà sách nào cũng có thể tìm thấy hàng loạt các cuốn sách viết về xây dựng, kiến trúc, sắp sếp nội thất, ngoại thất theo phong thủy… Nhiều sách đến mức những người iét kinh nghiệm chẳng biết mua sách nào cho phù hợp mục đích sử dụng. Theo ông Vịnh, tình hình này chứng tỏ hai vấn đề. Thứ nhất, PT được thừa nhận là cần thiết và có giá trị sử dụng. Thứ hai, xã hội thật sự có nhu cầu hiểu biết, ứng dụng thuật PT.
Còn theo ghi nhận của giới báo chí, hội thảo thu hút hàng trăm kiến trúc sư trong cả nước tham dự. 24 người đã gửi bài tham luận, trong đó có những bài tham luận dày cộm, thể hiện quá trình nghiên cứu công phu. Các diễn giả diễn thuyết say sưa, tranh luận đến cùng… Tất cả các yếu tố này cho thấy giới làm nghề kiến trúc đặc biệt hứng thú, quan tâm đến phong thủy.

Thái độ nào dành cho phong thủy?
Cho dù cách tiếp cận vè PT còn khác nhau, cách hiểu cũng chưa hẳn đồng nhất nhưng các ý kiến tại hội thảo có điểm có điểm chung là nghiên cứu, nhìn nhận PT theo hướng khoa học. TS.KTS Lê Đình Tri cho rằng: “Nếu nhìn trên khía cạnh khoa học, PT chính là quan hệ tự nhiên vốn có giữa từ trường trái đất, địa tầng và sức khỏe sinh lý con người”.

PGS.TS Nguyễn Minh Sơn thẳng thắn bày tỏ quan điểm: PT không thể là một bộ môn bí hiểm, thần kỳ, càng không phải là loại tri thức cao siêu thần bí từ các thầy địa lý nói ra. PT chỉ đơn giản là phương cách để chúng ta lựa chọn sắp đặt ngôi nhà của mình cho an toàn và tốt đẹp hơn. Ths. KTS Phan Đăng Trình đồng tình: “Lý luận PT về dương trạch có nhiều yếu tố hợp lý đáng để chúng ta tam khảo khi xây dựng, sửa chữa nhà ở”.

Phong thủy Đông Phương
Đến đây, vấn đề mà các đại biểu quan tâm là có thể ứng dụng, tham khảo PT trong kiến trúc, quy hoạch xây dựng như thế nào? Ông Nguyễn Cảnh Mùi cho rằng: PT theo cách của kiến trúc hiện đại là phải đáp ứng những nguyên tắc như có cảnh quan tự nhiên đẹp, địa thế hài hòa, cao ráo, kết cấu vững chắc, ánh sáng đầy đủ, không khí trong lành, nguồn nước sạch sẽ, không có tiếng động, ồn ào, giao thông thuận lợi. Cảnh quan nhân văn thuận theo đạo lý tự nhiên…

TS Doãn Quốc Khoa thì bày tỏ quan điểm cá nhân: Ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa nói chung, những giá trị của PT có thể học tập, kế thừa trong QH xây dựng chủ yếu ở khía cạnh nhận thức và phương pháp. Cụ thể, đó là phương pháp tư duy tổng hợp; tính biện chứng trong nhận thức về cấu trúc của không gian xây dựng; giá trị nhận thức về mối quan hệ tác động con người – môi trường xây dựng, giá trị về vận dụng triết lý Phương Đông trong tổ chức không gian; giá trị về tính linh hoạt, không giáo điều trong vận dụng các nguyên tắc tổ chức không gian. Giá trị về tính hài hòa, cân bằng. Giá trị về kiến trúc – quy hoạch xây dựng nhiệt đới Việt Nam.

Phát biểu hội thảo, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Nguyễn Tấn Vạn kết luận: PT là một loại hình văn hóa được xã hội, người dân Châu Á nghiên cứu, xem xét, truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, PT cũng đã bắt đầu tràn sang các nước Châu Âu, bằng chứng là nhiều KTS Châu Âu đã đặt vấn đề nghiên cứu PT trong các dự án đô thị, nhà ở.

Các bài tham luận tại hội thảo đều cho rằng PT là khoa học, có giá trị ứng dụng trong thực tế cuộc sống, giúp con người có môi trường sống tốt hơn. Do vậy, nên chăng PT cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để nhận dạng bản chất khoa học và nếu thực sự PT là khoa học thì cũng nên chăng cần được nghiên cứu ứng dụng trong kiến trúc, quy hoạch xây dựng và đưa vào giáo.

Làm mới phòng để cưới

Published by modeyeu under on 04:41
Mùa cưới đã đến, các bạn trai muốn biến căn phòng bừa bộn, xám xịt của mình thành buồng ngủ đẹp và gọn gàng để đón nàng, hãy tham khảo một số lời khuyên dưới đây.

Nếu biết cô ấy thích chocolate thì tại sao bạn không làm theo cách này nhỉ? Khăn trải giường, cặp gối, chiếc đệm ghế và thêm vài bức tranh dán tường đều cùng gam màu này. Chắc chắn vợ tương lai của bạn sẽ không thể nào mà không ngạc nhiên về sự quan tâm của bạn.

Chuyển tất cả sang màu trắng tinh khiết, căn phòng sẽ thể hiện bạn là người nghiêm túc trong hôn nhân. Nhưng chỉ nên làm như thế khi bạn sở hữu một căn phòng rộng rãi với những chiếc cửa sổ lớn. Và để cho căn phòng không bị đơn điệu hay trông giống như bệnh viện, nên bổ sung một vài điểm nhấn như khung cửa sổ, những chiếc tủ đầu giường. Nên dùng sàn gỗ như một sự trung hoà về màu sắc.

Nếu bạn chỉ sở hữu một căn phòng có diện tích vừa phải, hãy chuyển nó thành tông màu ấm nhưng không quá đậm, sẽ rất phù hợp cho bạn nào luôn mơ đến một cuộc sống đầm ấm sau hôn nhân.

Một căn phòng tối tăm và cũ kỹ. Hãy bắt tay ngay vào công cuộc cải tổ. Nếu sàn nhà không thay được thì cũng nên sơn lại. Thay hẳn chiếc giường đơn điệu và cũ kỹ đi và nên đưa màu trắng vào để làm cho căn phòng sạch sẽ và tinh khiết. Các điểm nhấn sẽ nằm ở tay cầm cửa và cặp đèn bàn. Sẽ hơi tốn kém và mất thời gian nhưng kết quả chắc chắn sẽ làm cho cô ấy hài lòng và thay đổi nhận định về tính bừa bộn của bạn.

Chiếc giường sắt hãy còn chắc chắn, bạn vẫn chưa muốn vứt nó đi mà muốn đầu tư vào món đồ khác. Chỉ cần sơn lại và sắm một bộ ga giường mới đầy cá tính chỉ với 3 màu chủ đạo, thay chiếc bàn đầu giường cho bớt phần cục mịch. Hãy để các chi tiết kiến trúc thú vị nói lên tính cách bạn. Chiếc cửa sổ rộng làm cho căn phòng luôn ngập tràn ánh sáng. Hãy giữ nguyên nó và làm cho bớt chói bằng chiếc rèm mỏng nhưng ấm cúng này.

Một căn phòng rộng nhưng trần hơi thấp. Hãy làm cho nó có cảm giác cao hơn bằng sơn tường màu trắng. Chuyển các khung cửa sổ ra phía ngoài cũng là một cách làm căn phòng bớt chật chội. Bạn cũng nên để ý khi sắm đồ nội thất, không nên quá cầu kỳ nhưng nên chọn màu sắc sao cho căn phòng không trở nên quá lạnh lẽo. Nên chọn những chiếc giường và tủ bằng gỗ nguyên màu tự nhiên vừa làm ấm căn phòng nhưng vẫn đảm bảo độ sáng mà không bị sa vào cái bẫy màu sắc.

Người bạn đời tương lai của bạn thích sự trẻ trung, hãy làm vừa lòng cô ấy bằng những sắc màu tươi trẻ như thế này. Chiếc của sổ có kích thước khiêm tốn được bù trừ bằng khung gỗ màu trắng thanh khiết và chiếc rèm sọc thẳng như làm tăng thêm chiều cao của nó. Chiếc khăn trải giường cũng nên pha chút xanh lá cây để tạo nét đồng bộ vời màu tường. Trẻ trung nhưng vẫn đảm bảo sự ấm cúng cho một gia đình.

Bí quyết chọn và đặt cây cảnh trong nhà

Published by modeyeu under on 23:02
Ngôi nhà của bạn sẽ đẹp hơn rất nhiều với sự hiện diện của chậu cây nhỏ. Ảnh: Suprestock.com.

Trong phòng ăn nếu đặt một số chậu cây có sắc màu vui tươi như: tía tô cảnh, đỗ quyên, hoa lá đỏ…, bạn sẽ cảm thấy ăn ngon hơn rất nhiều, vì những màu sắc này có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa của bạn.

Theo kiến trúc sư Cấn Phú Minh, Công ty cổ phần Kiến Trúc DMC Việt Nam (Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) cây xanh đóng vai trò rất quan trọng trong nội thất nhà phố. Vì đây là yếu tố để hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện môi trường ở và điều chỉnh luồng khí.

Vì vậy cây xanh dành cho nội thất nên là những loại cây xanh tốt, có nhiều mầm lộc phù hợp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp, tránh những loại cây thô nhám, xù xì, gai góc…

Khi chọn cây cảnh trong nhà, bạn nên tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

- Nơi cây “định cư”: Việc này tuỳ theo kiến trúc của nhà và sở thích của gia chủ. Tuy nhiên xu hướng chung là nên đặt cây xanh vào những nơi nhiều ánh sáng, các góc trống, những vị trí mà bạn muốn che khuất tầm nhìn.

- Chọn cây: Ở những không gian đối ngoại như tiền sanh hoặc phòng ăn vào dịp lễ tiệc thường đặt các cây có dáng cân đối, bề thế. Ví dụ chậu mai thế hay quất đào ngày tết thường được đặt ở không gian tiền sảnh, chậu phát tài được đặt ở góc phòng khách hoặc phát tài núi đặt ở đầu cầu thang. Đó đều là những cây có dáng đẹp, hoa tươi đem lại điều tốt lành. Bạn cũng cần chú ý những cây có sắc đỏ, xanh và vàng tượng trưng cho các mùa xuân – hè. Theo phong thuỷ, đây là những gam màu kích hoạt nguồn khí luân chuyển.

- Những điều nên tránh: Ở những nơi hay đi lại và tập hợp nhiều người như hành lang, cầu thang, hàng hiên, lối đi trong vườn bạn nên trồng những cây nhỏ, ít gai nhọn hay cành chĩa thân lá gọn và không vướng víu như: trúc quân tử hay trúc nhật hoặc hoa cây bụi thấp mềm mại. Như thế sẽ không che khuất tầm nhìn và cản trở di chuyển.

- Bổ sung dưỡng khí: Các không gian riêng như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng trà thiên về tĩnh nên trồng những cây trang trí có tính điểm xuyết nhẹ nhàng như cây bonsai, xương rồng hoặc phát tài.

- Cây trong bếp: Với không gian bếp bạn nên trồng những cây nhỏ gọn, tránh vướng víu và có tác dụng khử mùi, giảm khói như dương xỉ. Phòng ăn nên đặt một số chậu cây có sắc màu vui tươi kích thích tiêu hoá như: tía tô cảnh, đỗ quyên, hoa lá đỏ…

- Với các không gian chuyển tiếp trong ngoài như hàng hiên, logia, bậu cửa sổ thì cây trồng lựa chọn dễ hơn do tiếp xúc trực tiếp với nắng gió bên ngoài. Tuy vậy, bạn vẫn cần chú ý đến độ sáng của mặt lá, tầm nhìn và sự tương ứng với các không gian kế cận.

- Đừng để cây héo úa: Khi trồng cây trong nhà bạn cần chú ý đến một yếu tố khá quan trọng vì cây cối là thước đo trường khí của từng không gian nhà ở. Vì thế bạn nên lựa chọn phù hợp và chú ý chăm sóc, theo dõi nếu cây bị héo úa hoặc phát triển kém tức là nội khí trong nhà không tốt nên thay đổi chủng loại cây hoặc kiểm tra lại môi trường chung quanh để điều chỉnh cho phù hợp.

Bí mật cánh cửa trong không gian nội thất

Published by modeyeu under on 08:26
Cánh cửa, dù giữ bất cứ vai trò nào trong không gian nội thất - một thành trì vững chắc sau cùng để khép kín một không gian hay chỉ là một biên giới phân định giữa các khu vực, hoặc đơn giản chỉ là sự ngăn chia ước lệ - thì vẫn là một thành phần thiết yếu, luôn được quan tâm và phát triển đối với nhà thiết kế cũng như gia chủ.

Nói đến cửa thì điều trước tiên phải quan tâm đến là công năng sử dụng của nó. Việc đặt cửa ở vị trí nào trong căn phòng, bản lề bên phải hay trái, cửa mở ra hay mở vào luôn là nỗi bận tâm, cân nhắc của các nhà thiết kế vì nó sẽ ảnh hưởng đến thói quen sử dụng lâu dài của người thụ hưởng. Có rất nhiều nguyên tắc được quy định cũng như gợi ý cho việc bố trí cửa và hướng mở cửa. Điều này tốt nhất chủ nhà hãy nhường quyền quyết định cho các kiến trúc sư sau khi đã bàn bạc kỹ về thói quen sử dụng của mình, nếu không sẽ gặp rất nhiều phiền toái trong quá trình sử dụng, thậm chí không an toàn sẽ dẫn đến nhiều mối nguy hiểm.

Đáp ứng nhu cầu sử dụng cửa trong nội thất đã có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng. Có một ứng dụng mà có thể còn ít gia chủ được biết - hệ thống master key (khóa tổng). Hệ thống khóa tổng sẽ khắc phục được tình trạng chủ nhà luôn phải mang theo mình một chùm chìa khóa nặng trịch và càng khó khăn hơn đối với những nhà có nhiều cửa. Với hệ thống này, mỗi cửa vẫn có một chìa khóa riêng và không thể lẫn lộn được, tuy nhiên tùy theo yêu cầu của nhà mà các nhà cung cấp sẽ sắp xếp hệ thống cửa trong nhà để thiết lập các chìa khóa master. Vì dụ: chủ nhà chỉ cần giữ một chìa khóa duy nhất là có thể mở được tất cả các cửa trong nhà; người giúp việc giữ một chìa khóa duy nhất để mở cửa nhà bếp, nhà vệ sinh, khu giặt giũ và các phòng được phép; người con lớn chỉ cần một chìa khóa là có thể mở được cửa tất cả các phòng trong nhà trừ phòng ba mẹ...

Hơn nữa, căn nhà trong đô thị thời hiện đại còn phải được quan tâm đến yêu cầu về sự an toàn. Cửa cũng có thể trở thành một thành phần chống cháy thiết yếu. Đối với nhà dân, tuy chưa có một quy định nào cụ thể về cửa chống cháy, tuy nhiên trên thực tế cũng đã có không ít các gia chủ đặt yêu cầu về chống cháy cho các phòng, các khu vực quan trọng. Cửa chống cháy, sau khi hoàn thiện, bề mặt đẹp không thua kém bất cứ loại cửa nào, kể cả cửa gỗ. Dĩ nhiên, với sức nặng của các lớp cấu tạo thép chống cháy cần phải yêu cầu các loại bản lề, khung bao chịu được sức nặng lớn hơn và an toàn hơn. Các nhà sản xuất trong nước hiện đã sản xuất được các loại cửa chống cháy này nên giá thành không còn "quá sức" với nhiều người: loại cửa có khả năng chống cháy lên đến 75 phút, được hoàn thiện bằng gỗ trang trí giá khoảng 4 triệu đồng/bộ.

Về mặt trang trí, với diện tích của một cánh cửa đơn trung bình 800mm x 2.100mm, cửa đã trở thành một yếu tố thẩm mỹ quan trọng của nội thất vì chắc chắn với kích thước này, cảm giác đập vào mắt của người đối diện to hơn nhiều lần một bức tranh giá trị treo trên tường. Do đó, kiểu dáng, màu sắc cửa nhất thiết phải phù hợp và chung một ý đồ kiến trúc với nội thất của cả gian phòng.

Một cánh cửa được thiết kế hợp lý về sử dụng và đẹp về thẩm mỹ sẽ tạo cho gia chủ một cảm giác an toàn và thư thái...

Phong thủy với phòng 'sếp'

Published by modeyeu under on 23:33
Việc sắp đặt phòng làm việc lý tưởng nhất cho người lãnh đạo là phía sau ghế ngồi phải có tường chắc chắn, bên trái chỗ ngồi là cửa sổ, nhìn qua cửa sổ thấy một phong cảnh thiên nhiên đẹp, không khí thoáng đãng.


Theo phong thủy học, việc đặt phòng làm việc đúng phương vị tốt lành sẽ giúp các sếp thêm đảm lược, trí tuệ, ảnh hưởng đến sự hưng suy trong quản lý, thành bại trong sự nghiệp. Vị trí bàn làm việc đặt ở trung tâm nhiệm sở là tốt nhất. Nếu là nơi kinh doanh, bàn làm việc của người chủ phải đặt ở tầng một hoặc tầng hầm. Ngoài ra, khi bố trí bàn làm việc như vậy, cần chú ý tới một số yếu tố.

Phía sau lưng người ngồi nên có một chỗ dựa vững chắc, và tốt nhất là không nên đặt cửa sổ. Ảnh: Natcom


Bàn làm việc không được kê đối thẳng với cửa ra vào để tránh không bị những tạp âm bên ngoài quấy nhiễu và người ngoài nhòm ngó. Làm như vậy để ngăn "sát khí" rất không lợi cho người ngồi điều hành.

Sau lưng người ngồi phải có "chỗ dựa" như bức tường. Khoảng cách giữa lưng người ngồi với tường không được quá lớn. Phong thuỷ học cho rằng, làm như vậy sẽ tăng thêm tính tự tin cho người ngồi làm việc, tránh không có cảm giác trống trải.

Trong trường hợp gian phòng làm việc có cửa sổ, thì cửa sổ không được đối diện với những biểu tượng không lành theo quan điểm của phong thủy, như ống khói, cột điện... Tốt nhất là nhìn qua cửa sổ thấy khoảng rộng bao la, vườn cây xanh tốt, cảnh núi non xanh biếc... Bên ngoài cửa sổ không nên có đường đi qua.

Cửa ra vào ở góc bên phải phía trước bàn sẽ không bị tạp âm quấy nhiễu và không bị người ngoài nhìn ngó bất thường. Cửa ra vào mở ở phía bên trái bàn làm việc có thể thay đổi vị trí một chút, hiệu quả vẫn tốt.

Kỵ bày đặt bàn viết đối diện với cửa và khi ngồi làm việc quay lưng ra cửa. Phong thủy cho rằng, cửa là khí khẩu vừa nạp sinh khí mà đồng thời cũng nạp sát khí. Ngồi quay lưng ra cửa thì sau lưng không có "chỗ dựa", thường xuyên thấy cột sống bị ớn lạnh vì sát khí.

Cả tạp âm từ ngoài truyền vào sẽ kích thích sống lưng làm cho đại não không yên. Người lãnh đạo ở vị trí này luôn ở trạng thái căng thẳng, tâm trí sẽ rối loạn, dễ mắc sai lầm khi ra quyết định.

Đặt bàn viết nên ở bên phải cửa ra vào, bàn làm việc với cửa ra vào hơi chếch với nhau và xa ra một khoảng cách. Nếu gần cửa ra vào quá, sẽ bị sát khí quấy nhiễu, sẽ giảm hiệu suất lãnh đạo, không những thế, phong thuỷ cho rằng sẽ gây bệnh.

Kỵ sau chỗ ngồi có cửa sổ. Nếu kê bàn làm việc theo lối này, người ngồi sẽ ngăn đường đi của gió và ánh sáng, theo cách nói của phong thuỷ là chặn lại sự lưu thông của khí, biến sinh khí thành sát khí, người ngồi làm việc ở tư thế này, trước sau cũng bị suy vi.

Kỵ gần cửa sổ có đường đi qua. Cửa sổ cũng là nơi nạp sinh khí và sát khí. Nếu gần đường qua lại, thường nạp vào phòng tiếng bước chân người đi, tiếng cười, tiếng nói, tiếng ta thán... chúng đều là sát khí theo cách nói của phong thủy, rất bất lợi cho việc điều hành và sự nghiệp của người làm việc tại đó. Nếu vì một lý do nào đó phải kê bàn làm việc ở đây, phải có rèm che kín. Nhưng tốt nhất là dời phòng làm việc đi nơi khác.

Không kê bàn làm việc ở giữa phòng, vì sau lưng quá xa tường nhà, không có "chỗ dựa", người lãnh đạo trước sau sẽ bị cô lập.

Phong thủy học cho rằng, người ngồi làm việc phải được tiếp nhận sinh khí tốt thì thì mới minh mẫn trong điều hành công việc. Để có điều đó, trên bàn làm việc nên phải đặt cột thuỷ tinh trong không màu. Vật dụng này được phong thủy gọi là tháp văn xương. Nếu đặt 4 tháp văn xương trên 4 góc bàn làm việc, sẽ tăng thêm lòng hăng say công việc và sự minh mẫn cho người lãnh đạo.

Xếp đặt bàn làm việc theo phong thủy

Published by modeyeu under on 06:20
Xem hình

Trong nhiều gia đình, góc làm việc thường không được chú trọng. Người ta có thể làm việc ở bất cứ đâu, từ phòng ngủ, phòng khách, thậm chí cả trên bàn ăn. Thật ra, góc làm việc là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của bạn.
Sắp xếp bàn làm việc tại nhà hợp lý cũng rất quan trọng. Ảnh: ivillage

Hãy thiết kế, bày biện góc làm việc cho gọn gàng, ngăn nắp theo một số nguyên tắc sau đây:

- Đặt máy tính ở bên phải bàn, hướng tây (thuộc cung tử tức), hoặc hướng tây bắc (cung quý nhân). Những vị trí này giúp hỗ trợ cho hoạt động suy nghĩ và nhận thức.

- Xếp hồ sơ, giấy tờ cần giải quyết gấp ở hướng đông (cung tài lộc).

- Đèn bàn bố trí tại hướng nam (cung danh vọng). Bạn sẽ được cấp trên công nhận hoặc khen ngợi.

- Đặt vật chặn giấy thủy tinh hoặc pha lê ở hướng tây bắc (cung quý nhân). Nhờ đó, bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ của nhiều người.

- Danh thiếp của đối tác làm ăn nên đặt ở hướng bắc (thuộc cung quan lộc). Công việc của bạn sẽ gặp nhiều thuận lợi, may mắn.

- Luôn sắp xếp bàn làm việc gọn gàng để khí dễ dàng luân chuyển. Tránh để sổ sách, giấy tờ bám bụi bẩn
 

Followers